Cấu trúc Tổ_chức_Y_tế_Thế_giới

Tổng Giám đốc: Đứng đầu WHO là Tổng Giám đốc, do Đại hội đồng bầu ra. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc và Ban Thư ký.

Hội đồng chấp hành WHO: gồm 32 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm. Nhiệm vụ của Hội đồng chấp hành là thực hiện các quyết định và chính sách của Đại hội đồng, góp ý kiến và thúc đẩy hoạt động của Đại hội đồng. Việt Nam là thành viên của Hội đồng chấp hành WHO từ tháng 5/2003 đến tháng 5/2005.

Văn phòng khu vực: WHO có 6 Văn phòng khu vực trên thế giới và các Văn phòng Đại diện ở các nước thành viên.

Văn phòng WHO tại Hà Nội do một Đại diện của WHO đứng đầu.

Văn phòng khu vực WHO
Khu vựcTrụ sởViết tắtGhi chú
Châu PhiBrazzaville,  CongoAFROAFRO gồm phần lớn châu Phi, trừ những nước thuộc EMRO:Ai Cập, Sudan, Djibouti, Tunisia, Libya, Somalia, Maroc.[5][6] Giám đốc khu vực là Matshidiso Moeti.
Châu ÂuCopenhagen,  Đan MạchEUROEURO gồm phần lớn châu Âu và Israel.[6]
Đông Địa Trung HảiCairo,  Ai CậpEMROEastern Mediterranean Regional office gồm các nước châu Phi không thuộc AFRO, các nước Trung Đông và Pakistan, nhưng trừ Israel.[7]
Đông và Nam ÁNew Delhi,  Ấn ĐộSEAROCHDCND Triều Tiên được SEARO phục vụ.[8]
Tây Thái Bình DươngManila,  PhilippinesWPROWPRO gồm các nước châu Á và Oceania không thuộc SEARO và EMRO. Hàn Quốc được WPRO phục vụ.[9]
Châu MỹWashington DC,  Hoa KỳAMROCòn được biết đến với tên Pan American Health Organization (PAHO), phụ trách châu Mỹ.[10] Giám đốc khu vực là Carissa F. Etienne.

Liên quan

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổ chức Thương mại Thế giới Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ chức Y tế Thế giới Tổ Chức SCP Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên